Kết quả tìm kiếm cho "UBND TX. Tịnh Biên"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1874
Ngày 6/2, UBND TX. Tịnh Biên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025; sơ kết đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2025 và triển khai nhiệm vụ tháng 2/2025.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) An Giang tiếp tục khuyến cáo địa phương, ngành chuyên môn và nông dân tăng cường phòng, chống dịch hại trên cây trồng sau Tết, nhằm bảo vệ năng suất vụ sản xuất đông xuân 2024 - 2025.
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước và tỉnh An Giang: Tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; cả hệ thống chính trị quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy. Đây cũng là năm tăng tốc, bứt phá để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025, tạo động lực vững tin bước vào kỷ nguyên mới. Vì vậy, thời điểm này, khắp nơi trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.
Ngày 28/1 (nhằm ngày 29/12 âm lịch), Bí thư Thị ủy Tịnh Biên Nguyễn Hồng Đức cùng lãnh đạo UBND thị xã đã đến thăm, chúc Tết các đơn vị: Công an TX. Tịnh Biên, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang), Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ khu vực Tịnh Biên, Trung tâm Y tế TX. Tịnh Biên.
Ngày 26/1, Phó Tổng Biên tập Báo An Giang Nguyễn Thành Tín đã đến xã Lê Chánh TX. Tân Châu) trao căn nhà trị giá 60 triệu đồng cho gia đình ông Huỳnh Văn Quý, ngụ ấp Vĩnh Thạnh 2.
TX. Tân Châu nằm ở phía Bắc của tỉnh An Giang, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh. Đây là một trong những địa bàn kinh tế biên giới trọng điểm của tỉnh, có Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương cùng hệ thống giao thông thủy bộ, thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL với Vương quốc Campuchia và các nước ASEAN.
Người làm báo chúng tôi thích viết về câu chuyện "an cư lạc nghiệp" của người nghèo, người gặp khó khăn về nhà ở. Mỗi người là một câu chuyện riêng, hoàn cảnh riêng, nhưng luôn chung niềm hạnh phúc dưới mái nhà vững chãi mới. Niềm hạnh phúc ấy lan tỏa lạ kỳ, như mang Xuân về cùng cuộc sống.
Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế hệ.
Kỷ niệm “200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế, tôi có dịp trở về vùng Tứ giác Long Xuyên, nơi được mệnh danh “rốn phèn” của vùng châu thổ. Qua 200 năm, nhờ vào tầm nhìn chiến lược của các bậc tiền nhân, sự tiếp nối không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ con cháu trong khai hoang, phục hóa “rốn phèn”, Tứ giác Long Xuyên từ vùng đất hoang hóa thuở nào đã trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp của quốc gia và thế giới.
Qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa riêng.
An Giang - vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên tươi đẹp và là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Một trong những nét đẹp đặc trưng của vùng đất này là những làng nghề truyền thống, từ những làng dệt thổ cẩm rực rỡ sắc màu đến món quà ngọt ngào từ thiên nhiên của nghề nấu đường thốt nốt. Mỗi làng nghề mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của con người, vùng đất An Giang.
Chia tay năm Giáp Thìn 2024, đất trời vào Xuân, đón chào Ất Tỵ 2025. Trong lắng đọng phút giao mùa, nhìn lại Giáp Thìn 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết một lòng vững bước vươn lên vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu đáng tự hào.